Thi công phá dỡ công trình là một trong những việc cần làm để hoàn trả lại mặt bằng cho mục đích sử dụng khác. Có thể vì công trình đã quá xuống cấp, xây trong khu vực quy hoạch hay đơn giản là hết thời gian cho thuê cần trả lại cho chủ sở hữu,... Vậy biện pháp thi công phá dỡ công trình như thế nào là an toàn, đúng kỹ thuật và quy định? Mời bạn cùng tìm hiểu các bước thực hiện một cách chi tiết ngay sau đây nhé!
Nắm rõ đặc điểm công trình cần thi công phá dỡ
Bạn sẽ cần nắm rõ các thông tin về đặc điểm, kết cấu tòa nhà, điều kiện thi công và các khu vực xung quanh,... để có cơ sở cho việc lên kế hoạch và phương án thi công phá dỡ công trình:
- Số tòa nhà, số tầng trong mỗi khu cùng với kết cấu của chúng như: Nhà bê tông cốt thép (BTCT), móng BTCT, nhà cấp 4 tường gạch, mái ngói, mái tôn,...
- Vị trí công trình cần phá dỡ, khoảng cách với khu dân cư và các công trình khác ở bốn mặt tòa nhà như thế nào.
- Khảo sát mặt bằng phá dỡ và khuôn viên xung quanh để xem xét không gian tập kết máy móc, phương tiện chuyên dụng và các công cụ thi công.
- Điều kiện về giao thông quanh khu vực, hệ thống điện nước có sẵn và thuận lợi để sử dụng cho thi công hay chưa.
- Các điều kiện khó khăn nếu có về khối lượng công việc cần phá dỡ, bề rộng lối đi vào khu vực công trình,...
- Các yêu cầu phá dỡ đặc biệt, chẳng hạn như cần giữ lại hạng mục nào hay không, thời gian và cách thức xử lý phế thải, quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Chuẩn bị đầy đủ thủ tục pháp lý với các bên liên quan
Đây là khâu quan trọng cần làm để có đầy đủ thủ tục pháp lý với các cơ quan chức năng liên quan cũng như thiết lập các điều kiện thi công đảm bảo nhất trước khi tiến hành công tác phá dỡ. Các thủ tục pháp lý cần thiết có thể bao gồm như:
- Thông báo cho UBND, công an khu vực và các hộ dân, công ty xung quanh về dự án và tiến độ phá dỡ công trình.
- Liên hệ các cơ quan điện nước để ngắt hệ thống hiện tại trước khi phá dỡ toàn bộ công trình. Đồng thời nhờ họ hỗ trợ thiết lập một đường điện nước riêng dành cho việc thi công.
- Xin giấy phép cho các phương tiện chuyên dụng được lưu thông trong thành phố để ra vào công trình theo quy định của chính quyền thành phố.
- Làm hợp đồng đổ bỏ và xử lý phế thải đúng cách và đúng nơi quy định.
- Làm thủ tục tạm trú cho các nhân viên, công nhân thường trực tại công trường.
- …
Chuẩn bị thủ tục pháp lý với các bên liên quan
Bố trí công trường sẵn sàng để thi công
Trước khi tiến hành thi công phá dỡ, công trường cần được bố trí, thiết lập các hệ thống, không gian và công cụ sẵn sàng cho các việc sẽ được thực hiện sau đó:
- Bố trí đường đi cho xe tải, các phương tiện và máy móc ra vào công trường.
- Bố trí nơi tập kết các trang thiết bị phục vụ thi công.
- Chuẩn bị đèn đỏ nhấp nháy báo hiệu khu vực thi công, các biển báo nơi nguy hiểm không phận sự cấm đi vào,...
- Thiết lập hệ thống điện nước phục vụ cho quá trình thi công.
- Khảo sát hệ thống cấp nước và thoát nước thải của công trình hiện tại để lập phương án xử lý thoát nước thải phù hợp. Điều này nhằm tránh tình trạng nước chảy tràn lan ra công trình gây cản trở thi công hoặc ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước và cấp nước trong khu vực, giúp giữ gìn vệ sinh chung.
- Bố trí lán trại, chỗ ăn nghỉ cho ban chỉ huy công trường và các cán bộ, công nhân viên tham gia công trình.
- Thiết lập hệ thống dàn giáo hỗ trợ tháo dỡ thủ công và từng phần nếu cần. Bên cạnh đó là lưới bạt che chắn an toàn cho người và tài sản xung quanh khỏi đất đá, bê tông, sắt thép và chống bụi.
Bố trí công trường sẵn sàng cho thi công
Chuẩn bị các thiết bị phục vụ thi công các giai đoạn
Bao gồm các máy móc, trang thiết bị cho những giai đoạn khác nhau khi thi công:
- Giai đoạn chuẩn bị: Nhằm tạo đường đi cho máy móc, thiết bị vào công trình, bao gồm: Máy bê tông nén khí, máy hàn, máy cắt thép, máy uốn thép, dụng cụ phá dỡ cầm tay (búa, đục,...), máy khoan bê tông, xe tải vận chuyển, các trang thiết bị an toàn lao động,...
- Giai đoạn phá dỡ thủ công: Ngoài các thiết bị ở trên thì giai đoạn này cần thêm một số máy móc như: Búa căn phá bê tông bằng tay, máy bơm nước,...
- Giai đoạn phá dỡ phần ngầm (móng): Cần thêm máy phá dỡ chuyên dụng, máy xúc,...
Chuẩn bị các thiết bị phục vụ thi công các giai đoạn
Biện pháp thi công phá dỡ công trình bằng thủ công
Biện pháp thi công phá dỡ công trình bằng thủ công sẽ áp dụng đối với các thiết bị, bộ phận có thể tái sử dụng như: Cánh cửa gỗ, cửa nhôm kính, mái tôn; các kết cấu và phần công trình không thể phá dỡ bằng máy vì khoảng cách với khu vực xung quanh không đủ đảm bảo an toàn; hoặc tháo dỡ hệ thống điện nước,...
Công việc sẽ tiến hành từ các bộ phận có thể tháo rời trước, sau đó thực hiện phá dỡ từ trên xuống: Tháo dỡ cửa, thiết bị -> Phá dỡ kết cấu mái -> Tháo dỡ bể nước mái -> Vận chuyển xuống bằng tời -> Tháo dỡ dầm, cột, tường, sàn. Việc phá dỡ hệ thống điện nước sẽ thực hiện cùng lúc với quá trình thi công các kết cấu chịu lực.
Phế thải được vận chuyển xuống dưới qua các lỗ thông sàn được chuẩn bị trước khi phá dỡ để không gây tắc nghẽn tại công trình. Còn các bộ phận, cấu kiện lẻ có thể khiêng xuống theo đường cầu thang hoặc di dời bằng tời.
Biện pháp thi công phá dỡ công trình bằng thủ công
Biện pháp thi công phá dỡ công trình phần nổi (trên mặt đất) bằng máy chuyên dụng
Tùy theo chiều cao và kết cấu của tòa nhà mà sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ tương ứng. Và cần giữ được khoảng cách an toàn với các công trình lân cận, không để cho đất đá, bê tông rơi trúng. Vì vậy vị trí nào quá sát khu dân cư sẽ được xử lý thủ công trước. Sau đó dùng xe cẩu và máy phá dỡ chuyên dụng có kìm thủy lực để bóp nhỏ kết cấu BTCT của tòa nhà. Nhờ vậy vừa thu gọn kích thước khối bê tông, vừa cắt nhỏ được sắt thép. Từ đó dễ dàng để xúc thu gom và vận chuyển ra khỏi công trường và xử lý ở nơi khác.
Biện pháp thi công phá dỡ công trình phần nổi (trên mặt đất) bằng máy chuyên dụng
Biện pháp thi công ngầm, phá dỡ móng và hoàn trả mặt bằng
Đào phần đất xung quanh móng nằm bên trong mặt bằng công trình. Với các móng lớn sẽ được cắt thành các tấm nhỏ hơn bằng súng phá bê tông cầm tay hoặc kìm thủy lực. Nhờ đó khi lật móng lên không làm rung động nền của các công trình bên cạnh. Lật móng nào xong thì lấp đất lại ngay để đảm bảo không gây sụt lún cho khu vực khác.
Sau khi phá dỡ móng xong sẽ tiến hành tháo dỡ thiết bị phục vụ thi công như hệ thống điện nước,... và dọn dẹp phế thải, san lấp công trình để trả lại mặt bằng cho việc sử dụng về sau.
Biện pháp thi công ngầm, phá dỡ móng và hoàn trả mặt bằng
Biện pháp đảm bảo kỹ thuật, chất lượng thi công phá dỡ công trình
Song song với quá trình thi công trực tiếp thì cũng cần có sự giám sát, kiểm tra và nghiệm thu của các cơ quan chức năng. Việc này sẽ được thực hiện và ra biên bản qua mỗi giai đoạn thi công cũng như từng hạng mục công trình, theo các tiêu chuẩn của Luật xây dựng và quy định của Nhà nước. Chẳng hạn: Nghiệm thu công tác làm dàn giáo, bạt che chắn bụi; nghiệm thu phá dỡ từng tầng, khu nhà, phá dỡ móng,...
Quá trình thi công và giám sát cũng như nghiệm thu công trình khi thi công phá dỡ, hoàn trả mặt bằng sẽ căn cứ theo các tiêu chuẩn và quy định pháp luật sau đây:
- Tổ chức thi công TCVN 4055-85.
- Sử dụng máy xây dựng, yêu cầu chung TCVN 4087-85.
- Nghiệm thu các công trình xây dựng TCVN 4031-85.
- Công tác đất - quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447-87.
- Quy trình lập thiết kế, tổ chức xây dựng và thiết kế thi công TCVN 4252-1998.
- Tiêu chuẩn số TCVN 4453-1995 về quy phạm thi công và nghiệm thu các kết cấu bê-tông cốt thép.
- Lập hồ sơ thiết kế công trình thi công san lấp sao cho chi phí hoàn trả mặt bằng một cách hợp lý và tiết kiệm nhất.
- Hoàn thiện mặt bằng xây dựng TCVN 4516-1998.
- Bàn giao công trình xây dựng TCVN 5640-1991.
- Thi công và nghiệm thu các công tác TCXD 79-1980.
- Theo nghị định của số 209/2004/NĐ-CP ngày 16-12-2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Biện pháp đảm bảo kỹ thuật, chất lượng thi công phá dỡ công trình
Biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy
Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình thi công tháo dỡ an toàn, chất lượng không chỉ cho công trình chính mà còn các khu vực lân cận cũng như công nhân thi công và môi trường. Vì vậy một số điều cần lưu ý sau đây:
- Xây dựng nội quy an toàn lao động nơi công trường dành cho cán bộ, nhân viên tham gia giám sát và làm việc tại đây: Có thẻ ra vào, mặc quần áo và trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động,...
- Có biển báo hiệu, lưới, bạt giăng che ở những nơi thi công.
- Có trạm y tế thường trực để phục vụ khi có sự cố về sức khỏe, tai nạn lao động.
- Người vận hành máy móc phải có chuyên môn và hiểu biết cũng như đủ sức khỏe để vận hành. Tương tự với việc xử lý hệ thống và thiết bị điện.
- Tuyệt đối không thực hiện phá dỡ theo chiều thẳng đứng mà chia đội làm song song ở các bộ phận khác nhau để tránh rơi xà bần lên người gây nguy hiểm.
- Hạn chế tiếng ồn ra khu vực xung quanh bằng việc dùng các dụng cụ ít tạo tiếng động mạnh. Giữ gìn vệ sinh khu vực thi công và những vùng xung quanh khi ra vào công trường.
- Phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải xây dựng, chất thải sinh hoạt theo đúng quy định.
Biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy
Công việc phá dỡ công trình thực sự là một việc phức tạp, bắt buộc đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm cũng như hiểu biết về nhiều mặt. Do đó để thi công phá dỡ công trình cần có các nhà thầu, đơn vị uy tín, có thâm niên trong ngành đảm nhận. Và Thành Hưng chính là một trong số các đơn vị hỗ trợ thực hiện các biện pháp phá dỡ công trình an toàn, chuyên nghiệp mà khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Thành Hưng - Đơn vị hỗ trợ các biện pháp phá dỡ công trình chuyên nghiệp
Vậy nên nếu bạn đang cần thực hiện phá dỡ công trình nhà ở, tòa nhà hay cơ sở kinh doanh cho thuê và hoàn thiện trả mặt bằng lại cho chủ sở hữu, hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn. Lúc này bạn sẽ không cần tốn nhiều thời gian tìm hiểu, chuẩn bị hay mất sức để thực hiện mọi giai đoạn của quá trình này nữa. Chúng tôi sẽ giúp bạn! Liên hệ chúng tôi tại số điện thoại Taxi Tải Thành Hưng miễn cước 1800 0008 để nhận được sự trợ giúp đắc lực và kịp thời nhất nhé!